RỚT VISA DU HỌC ÚC CẦN LÀM GÌ TIẾP THEO? ESORA MÁCH BẠN 3 HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Phải làm gì nếu bạn không may bị rớt visa du học Úc? Lý do bạn bị trượt visa du học Úc là gì? Rớt visa Úc bao lâu xin lại được? Bạn cần phải cải thiện hồ sơ như thế nào để tăng tỷ lệ đậu visa Úc nếu nộp lần 2? Có giải pháp nào khác để bạn chắc chắn hoàn thành mục tiêu du học trong năm nay hay không? Trong bài viết này, Esora sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về những vấn đề này nhé!

1. Nhận diện 10 lý do khiến visa du học Úc bị từ chối

Hãy check xem hồ sơ của bạn có đang mắc những lỗi này hay không nhé.

Tài chính yếu hoặc hồ sơ tài chính không rõ ràng

Nếu muốn học tập ở xứ sở kangaroo, bạn cần có tài chính vững vàng để chi trả các khoản chi phí du học Úc. Tùy yêu cầu của từng trường ở từng thời điểm và tùy từng hồ sơ cụ thể sẽ có yêu cầu chứng minh tài chính khác nhau.

Bạn cần cung cấp sổ tiết kiệm ngân hàng được gửi trước thời điểm xin visa ít nhất 3 tháng. Sổ tiết kiệm phải đứng tên bạn hoặc tên người đóng vai trò bảo lãnh (có thể là bố mẹ hoặc anh chị em ruột). Tùy trường hợp, bạn có thể cần cung cấp thêm hồ sơ tài chính nhằm chứng minh nguồn gốc số tiền đang sở hữu. Nếu sử dụng bảo lãnh của người thân ở Úc cần đảm bảo người đứng ra bảo lãnh không có vấn đề về thuế, thu nhập, các khoản nợ chưa thanh toán.

Trong mọi trường hợp, hồ sơ tài chính cần thể hiện minh bạch, hợp pháp, có thể kiểm chứng. Nếu không thể cho thấy tính ổn định, chứng minh mối quan hệ với người chu cấp tài chính, thông tin mập mờ, không rõ ràng… thì khả năng bị trượt visa rất cao.

Kế hoạch học tập không hợp lý

Thể hiện qua ngành học, lộ trình học tập không rõ ràng, không phù hợp hoặc không tương ứng với trình độ chuyên môn.

Ví dụ:

  • Bạn đã có bằng Cử nhân Quản trị Khách sạn, đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực này và bất ngờ muốn theo đuổi bằng Cử nhân Kế toán tại Úc

  • Bạn đã có bằng Cử nhân nhưng lại muốn du học nghề, hoặc đã có bằng Thạc sĩ nhưng đăng ký học lại Cử nhân ở Úc

Khi ngành bạn muốn học tại Úc không liên quan đến ngành mà bạn đã có chuyên môn, hoặc chọn chương trình thấp hơn trình độ hiện tại, nhà chức trách sẽ nghi ngờ mục đích du học của bạn.

Điểm học tập thấp

Kết quả học tập không tốt ở những năm đi học gần nhất là một lý do khác khiến Lãnh sự quán nghi ngờ bạn không thể theo kịp chương trình học tập ở Úc, và cho rằng bạn đến Úc với mục đích khác ngoài học tập.

Chưa đủ tiếng Anh

Nếu bạn đạt IELTS 4.5 và không thi lại, hoặc có chứng chỉ IELTS từ 3 năm trước, cả hai trường hợp này đều bị từ chối visa do không đáp ứng điều kiện du học Úc.

Hầu hết các trường ở Úc đều có khóa tiếng Anh dành cho những bạn chưa đủ tiếng Anh. Tuy nhiên, thời gian học tiếng Anh tại Úc càng dài thì càng khó xin visa, vì Lãnh sự quán sẽ nghi ngờ khả năng học tập của bạn.

Lịch sử di trú không đáng tin

Cơ quan Lãnh sự có bộ phận chuyên trách để xác minh kỹ càng lý lịch tư pháp của đương đơn. Nếu bạn có lý lịch tư pháp không trong sạch, họ sẽ nghi ngờ về sự trung thực, tính chất đạo đức của bạn, do đó có thể từ chối cấp visa nhằm đảm bảo cho cộng đồng và quốc gia họ.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình bạn đã từng vi phạm thị thực trong quá khứ (trốn ở lại, làm việc không phép, ở lại quá thời hạn thị thực…) cũng sẽ liên đới đến hồ sơ của bạn, làm tăng rủi ro dẫn đến khả năng rớt visa du học Úc rất cao.

Hộ khẩu thuộc khu vực high risk

Học sinh có hộ khẩu các tỉnh, thành phố “nguy cơ cao” của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi xin visa du học Úc. Lãnh sự quán sẽ đánh giá kỹ hơn về điều kiện tài chính, khả năng học tập, động lực học tập của các bạn. Học sinh đến từ các khu vực này phải trình bày kế hoạch hậu du học chặt chẽ hơn để thuyết phục người xét hồ sơ rằng bạn không có ý định ở lại sau khi tốt nghiệp.

Bài luận không thuyết phục

Bài luận hay thư giải trình kế hoạch học tập (thường được gọi là Motivation Letter hay Statement of Purpose (SOP)) là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin visa du học. Bài luận không thuyết phục thường thể hiện qua việc bạn:

  • Không có động lực học tập rõ ràng, thiếu kiến thức về ngành, trường, quốc gia sắp học

  • Sự ràng buộc ở Việt Nam yếu, không chứng minh được ý định trở về sau khi hoàn thành khóa học

  • Thông tin lấp lửng, không trung thực

Thời gian trống quá nhiều

Nếu quá trình học tập và/hoặc làm việc không xuyên suốt, bị ngắt quãng quá nhiều mà bạn không đưa ra lý do chính đáng, hay giải trình chưa hợp lý, không thuyết phục được người xét hồ sơ thì nguy cơ rớt visa du học Úc rất cao. Cơ quan xét duyệt thị thực có thể cho rằng đây sẽ là lý do bạn không muốn trở về nước sau khi tốt nghiệp và tìm cách ở lại đất nước họ. Ngoài ra, họ cũng đặt nghi vấn về việc bạn không xác định được lộ trình học tập nên mới để gap year, hoặc nghi ngờ liệu bạn có thể quay lại con đường học tập suôn sẻ sau khoảng thời gian dài gián đoạn việc học hay không.

Gian lận thông tin, tài liệu

Có nhiều bạn không đáp ứng đủ yêu cầu hồ sơ hay gia đình có những thân nhân không tốt, tài chính không đủ hoặc không rõ ràng, vì thế đã làm giả giấy tờ hoặc che giấu thông tin. Đây là một nguyên nhân khác khiến visa du học Úc bị từ chối.

Đừng nghĩ rằng khi bạn gian lận thông tin, cố gắng thay đổi hoặc làm giả số liệu về thông tin thuế, thu nhập cá nhân thì sẽ qua mặt được những quan chức phụ trách vấn đề nhập cư của Úc. Bạn nên biết rằng, các viên chức xét duyệt hồ sơ có kinh nghiệm và chuyên môn xử lý rất nhiều trường hợp khác nhau, do đó nhanh chóng nhận thấy hồ sơ của bạn có vấn đề hay không. Họ chắc chắn sẽ kiểm tra và xác minh lại những thông tin bạn đã cung cấp. Khi hồ sơ của bạn bị từ chối vì lý do gian lận, nếu muốn xin visa du học Úc lần 2 sẽ khó khăn hơn.

Không hiểu rõ về khóa học đã đăng ký

Trong một số trường hợp, Lãnh sự quán có thể mời bạn phỏng vấn visa du học Úc. Nếu trong buổi phỏng vấn bạn không thể trả lời các câu hỏi liên quan đến khóa học của mình, điều đó cho thấy bạn có thái độ hời hợt trong việc học hoặc không thật sự muốn theo đuổi việc học ở Úc. Và nếu trả lời phỏng vấn không tốt, thông tin không khớp với những gì bạn đã khai trong hồ sơ, bạn sẽ bị đánh trượt visa

2. Rớt visa du học Úc: Tiếp theo nên làm gì?

Nộp hồ sơ xin visa lần 2

Hồ sơ bị trượt visa lần đầu vẫn có thể nộp lại lần 2, tuy nhiên sẽ bị xét chặt chẽ hơn. Bạn cần biết lý do bị từ chối để cải thiện hồ sơ. Hồ sơ xin visa lần 2 phải cải thiện, trình bày hợp lý, chặt chẽ và tốt hơn.

Chuyển lộ trình học để tăng tỷ lệ visa

Nếu hồ sơ thuộc diện khó xin visa ở thời điểm hiện tại (chưa đủ IELTS, tài chính yếu, gap year dài…), bạn có thể chọn lộ trình du học ở quốc gia khác như Singapore và Malaysia làm bước đệm để chuyển tiếp sang Úc.

Lộ trình này có ưu điểm gì?

  • Hệ thống giáo dục của hai quốc gia này ngày càng được đánh giá cao.

  • Quốc gia thân thiện với du học sinh, an toàn, gần Việt Nam, giúp dễ thích ứng.

  • Là bước đệm giúp trau dồi tiếng Anh, kỹ năng và tự tin hơn trước khi chuyển qua Úc.

  • Chương trình đa dạng, yêu cầu đầu vào nhẹ nhàng hơn.

  • Tỷ lệ visa sau khi chuyển tiếp qua Úc lên đến 99%.

Một số trường cung cấp lộ trình chuyển tiếp Úc: Đại học James Cook Singapore, Đại học Curtin Singapore, Học viện Kaplan Singapore, Đại học Sunway Malaysia.

Tư vấn và hỗ trợ từ các tổ chức uy tín

Để đảm bảo hồ sơ của bạn được chuẩn bị kỹ lưỡng và tăng cơ hội đậu visa, hãy tìm đến các tổ chức tư vấn du học uy tín như Esora Academy. Chuyên gia tại đây sẽ giúp bạn phân tích hồ sơ, tư vấn lộ trình học tập phù hợp và hỗ trợ cải thiện hồ sơ để nộp lại visa một cách hiệu quả nhất.

Với sự hỗ trợ từ chuyên gia, bạn có thể tự tin đạt được mục tiêu du học Úc của mình. Hãy liên hệ Esora ngay để được tư vấn chi tiết hơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *